Friday, 19/04/2024 - 19:38|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường Mầm non Phục Linh

Một số biện pháp tích hợp giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi A3 trường Mầm non Phục Linh

Hiện nay hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Giáo viên còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, còn thiếu kĩ năng giáo dục và truyền đạt nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ. Cũng bởi việc giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ là một hoạt động chiếm thời lượng ít, những hoạt động, giờ học chuyên biệt (những hoạt động chỉ nhằm vào việc giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội) không nhiều, chủ yếu được lồng ghép trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ nên nhiều khi giáo viên chỉ đưa ra một cách qua loa, sơ sài, chưa chú trọng xây dựng kế hoạch cụ thể. Cùng với đó là việc nhiều bậc phụ huynh vì bận rộn với công việc đã sẵn sàng bỏ mặc cho con chơi với điện thoại, tivi thay vì trò chuyện, thể hiện cử chỉ yêu thương, làm người bạn của con. Điều đó đã khiến cho tình cảm, mối quan hệ của trẻ với người thân trở nên mờ nhạt, cũng vô tình khiến cho trẻ thiếu hụt đi những kỹ năng xã hội cần thiết được hình thành nếu trẻ được thực hành và trải nghiệm.

Thấy được thực tế trên, cũng như nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của việc giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo nói chung và đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi nói riêng, là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 5 tuổi, bản thân tôi mong muốn được tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ, nhằm chuẩn bị tốt nhất để trẻ tự tin bước vào lớp Một. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Một số biện pháp tích hợp giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi A3 trường mầm non Phục Linh”.

 

Bảng khảo sát đầu năm

 

 

Nhóm tình cảm- kĩ năng xã hội trọng tâm

 

Tổng số trẻ tham gia khảo sát

Kết quả khảo sát

Trẻ đạt mục tiêu yêu cầu

Trẻ chưa đạt mục tiêu yêu cầu

Số trẻ

Tỷ lệ (%)

Số trẻ

Tỷ lệ (%)

Kĩ năng nhận thức về bản thân.

31

17

54.8

14

45.2

Kĩ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh.

31

18

58.1

13

41.9

Kĩ năng hợp tác.

31

15

48.4

16

51.6

Kĩ năng tuân thủ một số quy tắc xã hội.

31

16

51.6

15

48.4

Kĩ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép.

31

18

58.1

13

41.9

Kĩ năng tự phục vụ.

31

15

48.4

16

51.6

Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.

31

14

45.2

17

54.8

Dựa vào bảng khảo sát tôi nhận thấy: Tỷ lệ trẻ có kĩ năng nhận thức về bản thân còn thấp; nhiều trẻ chưa biết ứng xử phù hợp với những người xung quanh; chưa biết hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ; chưa biết tuân thủ một số quy tắc xã hội; chưa có kĩ năng tự phục vụ bản thân, đặc biệt kĩ năng kiểm soát cảm xúc còn hạn chế.

Trước thực trạng nói trên, tôi đưa ra một số biện pháp tích hợp giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ và phối hợp sử dụng các biện pháp này một cách linh hoạt để đạt được hiệu quả cao nhất.

Một số biện pháp tích hợp giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi A3 trường mầm non Phục Linh.

 * Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ một cách chi tiết.

*  Biện pháp 2: Tích hợp giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua các hoạt động trong các giờ sinh hoạt. 

(Hình ảnh 1, 2:  Trẻ chuẩn bị đồ dùng cho giờ ngủ)

* Biện pháp 3: Tích hợp giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua trò chơi.

(Hình ảnh 3,4, 5, 6: Trẻ chơi trong các góc chơi)

 

(Hình ảnh 7,8: Trẻ chơi trò chơi “Chạy tiếp cờ”, “Đua thuyền”)

* Biện pháp 4: Tích hợp nội dung giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội thông qua hoạt động học.

 

(Hình ảnh 9: Hoạt động học làm quen với chữ cái)

 

(Hình ảnh 10: Hoạt động học âm nhạc)

*  Biện pháp 5: Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua việc cho trẻ tham gia vào các ngày hội, ngày lễ

Hình ảnh 11, 12: Trẻ tham gia Hội khỏe măng non

Hình ảnh 13, 14: Trẻ tham gia Tết trung thu, tết Hàn thực.

* Biện pháp 6: Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua việc tạo các tình huống cụ thể.

* Biện pháp 7: Giáo giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ thông qua hoạt động lao động

Hình ảnh 15, 16: Trẻ tham gia hoạt động lao động

Hình ảnh 17: Trẻ lao động tự phục vụ và giúp đỡ bố mẹ tại nhà

Hiệu quả của sáng kiến: 

Sau thời gian nghiên cứu, áp dụng những biện pháp trên để giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ của lớp, tôi đã nhận được kết quả tương đối khả quan. Mặc dù có thời gian trẻ phải nghỉ phòng dịch, nhưng nhờ việc giữ được liên lạc thường xuyên với phụ huynh tôi vẫn trao đổi, theo dõi, ghi chép đầy đủ những phản hồi từ phía phụ huynh về sự thay đổi của trẻ khi tôi nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến này. Khi trẻ trở lại trường tôi tiếp tục áp dụng các biện pháp trên và đã tiến hành kiểm tra, khảo sát lại những nội dung trong bảng đối chứng tôi khảo sát đầu năm. Tôi đã thu được kết quả có sự thay đỗi rõ rệt của trẻ trong bảng sau:

Bảng khảo sát cuối năm

 

 

Nhóm tình cảm- kĩ năng xã hội

trọng tâm

Tổng số trẻ tham gia khảo sát

Kết quả khảo sát

Trẻ đạt mục tiêu yêu cầu

Trẻ chưa

đạt mục tiêu yêu cầu

Số trẻ

Tỷ lệ (%)

Số

trẻ

Tỷ lệ (%)

Kĩ năng nhận thức về bản thân

31

29

93.5

2

6.5

Kĩ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh

31

30

96.8

1

3.2

Kĩ năng hợp tác

31

29

93.5

2

6.5

Kĩ năng tuân thủ một số quy tắc

xã hội

31

29

93.5

2

6.5

Kĩ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép

31

31

100

0

0

Kĩ năng tự phục vụ

31

31

100

0

0

Kĩ năng kiểm soát cảm xúc

31

30

96.8

1

3.2

So sánh giữa kết quả khảo sát đầu năm với kết quả đánh giá sau khi áp dụng sáng kiến, có thể thấy rõ trẻ có những sự tiến bộ đáng kể, thể hiện rõ trong bảng khảo sát, tỷ lệ trẻ đạt được mục tiêu giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội tăng lên rất nhiều.

Với kết quả đạt được như trên đã chứng minh các biện pháp tôi đưa ra phù hợp tại lớp 5 tuổi A3 trường Mầm non Phục Linh  và có thể áp dụng cho tất cả các lớp mẫu giáo 5 tuổi khác trong nhà trường cũng như các trường mầm non có cùng điều kiện áp dụng sáng kiến. Tuy nhiên trong đó sự tâm huyết, nhiệt tình, sự sáng tạo của giáo viên phụ trách sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến việc áp dụng thành công sáng kiến này.

Trên đây là nội dung sáng kiến kinh nghiệm  Một số biện pháp tích hợp giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ lớp mẫu giáo  5 tuổi A3 trường mầm non Phục Linh”.

Lượt xem: 2.165
Tác giả: Cô giáo: Tạ Huyền My - Lớp 5 tuổi A3
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 20
Hôm qua : 17
Tháng 04 : 234
Năm 2024 : 2.983